Câu hỏi
17/10/2024 9Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:
– Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;
– Quan điểm của người viết;
– Đối tượng tác động;
– Mức độ thuyết phục;
Câu hỏi thuộc đề thi
Danh mục liên quan
Lời giải của Vua Trắc Nghiệm
Bài tham khảo 1:
Một số văn bản nghị luận khác: Đừng gây tổn thương (Karen Casey), Bản sắc là hành trang,…
Một số thông tin cơ bản của văn bản: Đừng gây tổn thương.
– Vấn đề bàn luận: đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào; ý nghĩa: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.
– Quan điểm của người viết: lời khuyên cho mọi người trước vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.
– Đối tượng tác động: mọi người.
– Nghệ thuật lập luận:
+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận điểm rất rõ ràng
– Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
Bài tham khảo 2:
Văn bản nghị luận: Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai
– Vấn đề được bàn luận: sự giàu đẹp của tiếng Việt
Ý nghĩa: ca ngợi sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt
– Quan điểm của người viết: tác giả khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cả về mặt ngữ âm của nó với hệ thống nguyên âm, phụ âm giàu thanh điệu, phong phú. Đó không chỉ là niềm tự hào của người dân trong nước mà nó còn được khen ngợi bởi những giáo sĩ nước ngoài am hiểu tiếng Việt. Qua đó, tác giả muốn khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt đã vượt qua biên giới Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến.
– Đối tượng tác động: tiếng Việt
– Nghệ thuật lập luận: tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận; lập luận chặt chẽ, đầy đủ bố cục; sử dụng biện pháp mở rộng câu; kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, tự sự…
– Mức độ thuyết phục: qua hệ thống lập luận, lý lẽ, dẫn chứng toàn diện, người đọc, người nghe đều nhận thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt trên tất cả các phương diện. Đồng thời, nó cũng giúp người đọc nhận ra được những phẩm chất tốt đẹp của tiếng Việt và cũng ý thức được nghĩa vụ phải giữ gìn, phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài tham khảo 3:
Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…
Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh
– Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
– Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
– Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.
– Nghệ thuật lập luận:
+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận điểm rất rõ ràng
– Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.