Câu hỏi

26/11/2024 2

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = \frac{{3x + 5}}{{x + 2}}\);

b) \(y = \frac{{2x – 1}}{{x – 1}}.\)

Danh mục liên quan

  • Trắc Nghiệm Toán 12
  • Lời giải của Vua Trắc Nghiệm

    a) \(y = \frac{{3x + 5}}{{x + 2}}\)

    1. Tập xác định: D = ℝ\{−2}.

    2. Sự biến thiên

    Giới hạn tại vô cực:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = 3;\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 3\)

    Do đó, đường thẳng y = 3 là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ + }} \frac{{3x + 5}}{{x + 2}} = – \infty \); \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ – }} \frac{{3x + 5}}{{x + 2}} = + \infty \).

    Do đó, đường thẳng x = −2 là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    Ta có: y = \(\frac{1}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\) > 0, với mọi x ∈ D.

    Ta có bảng biến thiên như sau:

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) y = (3x + 5)/(x+ 2); b) y = (2x - 1) / (x - 1) (ảnh 1)

    Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞; −2) và (−2; +∞).

    2. Đồ thị hàm số

    Đồ thị cắt trục tung tại điểm \(\left( {0;\frac{5}{2}} \right)\).

    Đồ thị cắt trục hoành tại điểm \(\left( { – \frac{5}{3};0} \right)\).

    Đồ thị có tâm đối xứng là điểm (−2; 3).

    Hai trục đối xứng của đồ thị hàm số là hai đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường tiệm cận.

    Đồ thị hàm số như sau:

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) y = (3x + 5)/(x+ 2); b) y = (2x - 1) / (x - 1) (ảnh 2)

    b) \(y = \frac{{2x – 1}}{{x – 1}}\)

    1. Tập xác định: D = ℝ\{1}.

    2. Sự biến thiên

    Giới hạn tại vô cực:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = 2;\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 2\)

    Do đó, đường thẳng y = 2 là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2x – 1}}{{x – 1}} = + \infty \); \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{2x – 1}}{{x – 1}} = – \infty \).

    Do đó, đường thẳng x = 1 là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    Ta có: y = \(\frac{{ – 1}}{{{{\left( {x – 1} \right)}^2}}}\) > 0, với mọi x ∈ D.

    Ta có bảng biến thiên như sau:

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) y = (3x + 5)/(x+ 2); b) y = (2x - 1) / (x - 1) (ảnh 3)

    Hàm số nghịch biến trên các khoảng (−∞; 1) và (1; +∞).

    3. Đồ thị hàm số

    Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm (0; 1).

    Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm \(\left( {\frac{1}{2};0} \right)\).

    Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là điểm (1; 2).

    Hai trục đối xứng của đồ thị hàm số là hai đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường tiệm cận.

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) y = (3x + 5)/(x+ 2); b) y = (2x - 1) / (x - 1) (ảnh 4)

    Câu hỏi liên quan