Câu hỏi

16/12/2024

Xét hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = x2, trục hoành và hai đường thẳng x = 1, x = 2. Ta muốn tính diện tích S của hình thang cong này.

a) Với mỗi x ∈ [1; 2], gọi S(x) là diện tích phần hình thang cong đã cho nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ bằng 1 và x (H.4.5).

Cho h > 0 sao cho x + h < 2. So sánh hiệu S(x + h) – S(x) với diện tích hai hình chữ nhật MNPQ và MNEF (H.4.6). Từ đó suy ra \(0 \le \frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2} \le 2xh + {h^2}\).

b) Cho h < 0 sao cho x + h > 1. Tương tự phần a, đánh giá hiệu S(x) – S(x + h) và từ đó suy ra \(2xh + {h^2} \le \frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2} \le 0\).

c) Từ kết quả phần a và phần b, suy ra với mọi h ≠ 0, ta có \(\left| {\frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2}} \right| \le 2x\left| h \right| + {h^2}\).

Từ đó chứng minh S'(x) = x2, x ∈ (1; 2).

Người ta chứng minh được S'(1) = 1, S'(2) = 4, tức là S(x) là một nguyên hàm của x2 trên [1; 2].

d) Từ kết quả của phần c, ta có \(S\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} + C\). Sử dụng điều này với lưu ý S(1) = 0 và diện tích cần tính S = S(2), hãy tính S.

Gọi F(x) là một nguyên hàm tùy ý của f(x) = x2 trên [1; 2]. Hãy so sánh S và F(2) – F(1).

Danh mục liên quan

  • Trắc Nghiệm Toán 12
  • Lời giải của Vua Trắc Nghiệm

    a) Với h > 0, x + h < 2, kí hiệu SMNPQ và SMNEF lần lượt là diện tích các hình chữ nhật MNPQ và MNEF, ta có: SMNPQ ≤ S(x + h) – S(x) ≤ SMNEF

    hay hx2 ≤ S(x + h) – S(x) ≤ h(x + h)2.

    Vì vậy \(0 \le \frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2} \le 2xh + {h^2}\).

    b) Với h < 0 và x + h > 1, kí hiệu SMNPQ và SMNEF lần lượt là diện tích các hình chữ nhật MNPQ và MNEF, ta có SMNPQ ≤ S(x + h) – S(x) ≤ SMNEF

    hay h(x+h)2 ≤ S(x + h) – S(x) ≤ hx2.

    Vì vậy \(2xh + {h^2} \le \frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2} \le 0\).

    c) Dựa vào kết quả của câu a, b ta suy ra với mọi h ≠ 0, ta có:

    \(\left| {\frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} – {x^2}} \right| \le 2x\left| h \right| + {h^2}\).

    Vì vậy \(S’\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{h \to 0} \frac{{S\left( {x + h} \right) – S\left( x \right)}}{h} = {x^2},\forall x \in \left( {1;2} \right)\).

    d) Vì S(1) = 0 nên \(S\left( 1 \right) = \frac{{{1^3}}}{3} + C = 0 \Rightarrow C = – \frac{1}{3}\).

    Vậy \(S\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3} – \frac{1}{3}\).

    Ta có \(S = S\left( 2 \right) = \frac{{{2^3}}}{3} – \frac{1}{3} = \frac{7}{3}\).

    Giả sử \(F\left( x \right) = \frac{{{x^3}}}{3}\) là một nguyên hàm của f(x) = x2 trên [1; 2].

    Khi đó \(F\left( 1 \right) = \frac{1}{3};F\left( 2 \right) = \frac{8}{3}\). Vì vậy \(F\left( 2 \right) – F\left( 1 \right) = \frac{7}{3} = S\).

    Câu hỏi liên quan